Trẻ nhỏ với thiên tính nghịch ngợm và thích khám phá mọi thứ xung quanh mình. Bất kỳ thứ gì mới lạ cũng có thể trở thành mục tiêu của trẻ. Nhất là những bé trai, độ tinh nghịch của chúng thậm chí hơn các bé gái nhiều lần. Vì cha mẹ không thể dõi mắt theo con mọi nơi mọi lúc nên đã có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khiến cha mẹ phải "tăng xông".
Một bà mẹ mới đây đã chia sẻ câu chuyện về cậu con trai nhỏ của mình mà vẫn không giấu được sự tức giận trước độ nghịch ngợm của cậu bé. Chuyện là cô đang chuẩn bị làm món bánh bao. Sau khi nhào bột và cho men nở, cô đậy bát bột lại để tiến hành ủ bột. Qua một thời gian, cô vào xem tình hình nguyên liệu thì đập vào mắt là cảnh tượng khiến cô chỉ muốn "tăng xông" ngay lập tức.
Bà mẹ nhìn thấy con trai mình đang ngồi chễm chệ trên bệ cửa. Tay cậu bé dính đầy bột và chân thì ngâm hẳn trong âu bột của mẹ. Khi bị mẹ phê bình, cậu bé im lặng không dám lên tiếng nhưng 2 chân thì vẫn giữ nguyên trong chậu bột không hề nhấc ra. Có vẻ như trò nghịch ngày khiến cậu bé vô cùng thích thú.
Hóa ra cậu bé này vào bếp chơi, thấy mẹ úp 1 chiếc bát trên bệ cửa thì tò mò mở ra xem. Nào ngờ phía trong lại là một chậu bột nhỏ, món đồ này đã triệt để thu hút sự chú ý của đứa bé. Bé trai lập tức trèo lên bệ cửa, đưa tay vốc bột trong bát để nghịch. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, cậu bé còn lội hẳn chân vào âu bột và chơi đùa hăng say trước khi bị mẹ phát hiện.
Trẻ quá nghịch ngợm cha mẹ cần chú ý điều gì?
Trong trường hợp này nhiều bậc cha mẹ sẽ la mắng, thậm chí dùng đòn roi với con. Nhưng với lứa tuổi đó của trẻ, trước những lời quát mắng của cha mẹ, trẻ không hiểu được hết, cũng không biết bản thân phải làm gì hay không nên làm gì. Do đó, cách xử lý đúng của cha mẹ trong trường hợp này là:
- Hỏi han trẻ một cách kiên nhẫn về những gì đã xảy ra và để con tự mô tả lại quá trình sự việc. Bởi đối với con, có thể trẻ sẽ cho rằng hành động đó là đúng mà không ý thức được mình đã làm sai. Vì thế nếu cha mẹ chỉ một mực quát mắng bé, con sẽ không hiểu được tại sao mình bị phạt.
- Giảng giải cho con hiểu đó là một việc làm sai, cụ thể sai ở đâu và sai thế nào. Nói với con về hậu quả nếu trẻ gây ra lỗi, ví dụ trong trường hợp này là bé sẽ không được ăn món bánh bao mẹ làm nữa vì bột đã bẩn phải bỏ đi.
- Hỏi con các câu hỏi như: "Nếu lần tới gặp phải trường hợp tương tự, con sẽ làm thế nào", "Con có lặp lại việc làm như vậy nữa không?". Để trẻ tự thừa nhận sai lầm của mình, tự giác đưa ra việc phải làm tương lai như vậy sẽ khiến con nhớ kỹ lỗi của mình, lần sau không còn tái phạm nữa.
Nguồn: Sohu
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon