Ngân sách chi tiêu là một trong những công cụ giữ vững hạnh phúc của gia đình trong một khoảng thời gian lâu dài. Không có ngân sách rõ ràng, bạn và gia đình sẽ liên tục gặp phải rủi ro khi chi tiêu vượt mức và không có kế hoạch.
Điều này sẽ dẫn đến những kết quả không khả quan như vỡ kế hoạch tài chính của mình đó là xây nhà, mua xe hoặc thứ gì khác. Thậm chí, còn dẫn tới khủng hoảng tài chính và mắc nợ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các cặp vợ chồng thường có thói quen tạo lập ngân sách gia đình trung bình sau 15 tháng đám cưới. Tuy nhiên, họ cho rằng, đó là sai lầm.
Trì hoãn một bước tiết kiệm tài chính sau hôn nhân trong một khoảng thời gian dài là thiếu tỉnh táo. Và nếu bạn cũng đang sợ hãi quá trình này và chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy gạt nỗi sợ hãi đó sang một bên và tham khảo ngay những gợi ý sau. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật đơn giản. Và hối hận rằng mình không lập ngân sách gia đình sau đám cưới sớm hơn.
1. Ngân sách
Bạn không cần là một thiên tài trong lĩnh vực tài chính để thành công trong việc lập ngân sách gia đình. Các chương trình tính toán phức tạp, với các bảng biểu số chi tiêu hàng ngày, hàng tháng như kế toán cũng không có khả năng xảy ra. Hãy từ bỏ gánh nặng tâm lý đó và thả lỏng cơ thể.
Về cơ bản, bạn chỉ cần ghi lại chi phí và thu nhập của mình để đảm bảo rằng bạn không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.
Để làm được điều này, bạn hãy mở một bảng tính hoặc sử dụng app chi tiêu. Liệt kê các chi phí hàng tháng của bạn. Sau đó xem lại bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng để kiểm tra, trung bình bạn đã chi mất bao nhiêu.
Hoạch định những con số cần chi, cần tiết kiệm thật chính xác. Khi bạn đã liệt kê được hết các chi phí chi tiêu và tiết kiệm của mình hãy nghĩ tới những vấn đề phát sinh. Làm sao để cân đối được tài chính khi có những vấn đề không lường trước xảy ra.
Tiết kiệm một số tiền nhỏ đề phòng rủi ro trong tài khoản riêng. Nếu những vấn đề phát sinh không xảy đến, bạn có thể sử dụng nó như là một số tiền tiết kiệm. Đây là cách làm để đảm bảo ngân sách chi tiêu luôn trong tầm kiểm soát của bản thân.
2. Sửa đổi
Sau khi lập được danh sách số tiền chi và có thể tiết kiệm bạn bắt đầu cần xem xét nó đã phù hợp hay chưa. Với mức thu nhập của bạn mức tiền tiêu và tiết kiệm đã thỏa đáng.
Công thức lý tưởng nhất nên để ít nhất 15% thu nhập cho việc tiết kiệm nghỉ hưu. Nếu số tiền tiết kiệm của bạn không đủ, bạn cần cân nhắc sửa đổi một số mục chi phí sinh hoạt thông thường với gia đình để đảm bảo số tiền tiết kiệm là hợp lý cho tương lai.
Những thay đổi nhỏ đó có thể đến từ việc không lắp truyền hình cáp hoặc quyết liệt hơn là chuyển đến một ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn, sẽ tốn của bạn ít chi phí hơn. Sau khi cân đối ngân sách bạn có thể rà soát lại thêm một lần nữa để nghiên cứu các loại chi phí xem những khoản nào có thể cắt giảm hơn nữa. Công việc này chỉ dừng lại khi bạn cảm thấy số tiền chi tiêu là thấp nhất và số tiền tiết kiệm đã là cao nhất.
3. Đặt ra mục tiêu chung cùng phấn đấu
Nếu bạn và vợ/chồng mình bắt đầu việc lập ngân sách sớm thì hai vợ chồng sẽ có ít khả năng mắc nợ vì mọi thứ đã được lập sẵn theo kế hoạch.
Trước khi lập ngân sách bạn nên tự đặt ra cho mình một cột mốc tài chính quan trọng để phấn đấu. Chỉ có đặt ra mục tiêu thì bạn mới hết mình phấn đấu.
Cách làm này cũng giúp bạn bớt chi tiêu nhiều hơn để cùng thực hiện một mục tiêu chung.
4. Sinh lời từ số tiền tiết kiệm
Nếu sau khi hai vợ chồng lập ngân sách lại phát hiện rằng, bạn vẫn đang sống tốt với mức tiền mình đã đề ra. Hãy bắt đầu sử dụng số tiền tiết kiệm được để sinh lời.
Nhiều người thường bỏ lỡ khoản tiền tiết kiệm của mình trong tài khoản ngân hàng mà không có lãi. Làm như thế là bạn đang bỏ qua một nguồn doanh thu tiềm năng cho bản thân. Tại sao bạn không sử dụng số tiền đó và tạo thêm một khoản thu nhập khác.
Hiện tại, có rất nhiều công cụ tài chính khác nhau để giúp bạn tăng doanh thu. Tuy nhiên, không phải chúng đều có mức tin cậy như nhau. Đó là lý do mà bạn cần thật sự tỉnh táo.
Chọn những cách tuyệt đối sẽ giúp bạn sinh lời hoặc không thì nên lựa chọn phương án an toàn là gửi tiền trong ngân hàng. Điều quan trọng nhất là bạn không được phạm sai lầm.
Theo syl
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon