Sự thật bất ngờ: Sinh con trai đau hơn nhiều so với sinh con gái và đây là lý do

Nghiên cứu về việc sinh con trai có thể đau hơn sinh con gái

Làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng để vượt qua những cơn đau đẻ thật không dễ dàng với đa số các mẹ. Liệu mức độ đau đẻ có khác nhau khi sinh con trai hay con gái? Chắc ít ai biết rằng giới tính của em bé cũng ảnh hưởng đến cường độ của cơn chuyển dạ. Nghiên cứu mới đây tại Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng việc sinh một bé trai sẽ đau hơn sinh một bé gái khiến không ít mẹ bầu bất ngờ.

2

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sinh một bé trai sẽ đau hơn sinh bé gái khiến không ít mẹ bầu bất ngờ (Ảnh minh họa)

Đó là nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện lâm sàng San Cecilio và một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Granada (Tây Ban Nha) phối hợp cùng với khoa sinh lý học của Granada. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu có một không hai này là nhằm mục đích xác định giả thuyết sinh con trai đau hơn sinh con gái có cơ sở khoa học hay không.

Nghiên cứu đã được thực hiện trên 56 bà mẹ đang mang thai và hoàn toàn khỏe mạnh. Trong số đó có 27 bà mẹ được xác định là sinh con trai còn 29 bà mẹ được xác định là sinh con gái. Sau khi sinh, các chuyên gia, bác sĩ đã tiến hành khảo sát mức độ tổn hại trên cơ thể ở những bà mẹ này. Họ chỉ ra rằng các bà mẹ sinh con gái ít đau đớn và bị tổn thương hơn so với những bà mẹ sinh con trai. Do đó, nghiên cứu cho rằng việc sinh con trai sẽ đau đớn hơn sinh con gái.

Hai bác sĩ đồng thời là những người nghiên cứu chính của dự án, Javier Diaz Castro và Julio Ochoa Herrera cho hay: "Nghiên cứu này đã mở ra một lĩnh vực thú vị về mối quan hệ tương quan giữa giới tính của trẻ với mức độ đau đớn của người mẹ và những rủi ro có thể xảy ra, những ảnh hưởng của nó đối với tuổi thọ cũng như tình trạng bệnh tật".

Lí giải nguyên nhân vì sao sinh con trai đau hơn sinh con gái

4

Giới tính của em bé có thể liên quan đến sức khỏe và mức độ đau đớn của người mẹ trong quá trình sinh nở (Ảnh minh họa)

Giới tính của em bé có thể liên quan đến sức khỏe và mức độ đau đớn của người mẹ trong quá trình sinh nở. Các chuyên gia đưa ra lí do để giải thích cho vấn đề này như sau:

- Thứ nhất, có thể do khả năng ứng phó với sự căng thẳng của bé gái tốt hơn bé trai.

- Thứ hai, hệ thống enzyme ở bé gái hoàn thiện và trưởng thành hơn khi bé được sinh ra. Điều này hình thành một hàng rào bảo vệ các tế bào không bị tổn thương.

- Thứ ba, cơ thể bé gái còn sở hữu chất chống oxy hóa tốt hơn nhiều hơn so với bé trai. Tại thời điểm sinh, những chất trên giúp giảm tổn thương đến màng tế bào khi trẻ sinh ra đồng thời tối ưu hoạt động trao đổi chất của tế bào.

Từ những quan điểm trên cho thấy mẹ bầu sẽ ít bị viêm nhiễm và ít đau đớn hơn khi sinh con gái.

Liệu giới tính của thai nhi có ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ?

Tiến sĩ Petra Verburg thuộc Viện nghiên cứu Robinson tại Đại học Adelaide (Australia) chia sẻ: "Giới tính của em bé có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và con khi sinh. Đặc biệt phụ nữ mang thai bé trai sẽ có nhiều khả năng mắc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng hơn mang thai bé gái". Các bé trai sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn do chúng có nhiều khả năng được sinh ra sớm hơn so với dự kiến.

2

Theo một nghiên cứu mới nhất trên 574,000 ca sinh tại Úc, so với các bé gái, tỉ lệ sinh non ở các bé trai cao hơn 27% ở khoảng thời gian mang thai từ 20-24 tuần tuổi. Nguy cơ sinh non ở bé trai cao hơn 24% trong thời gian từ 30-33 tuần thai, và khi thai được 34-36 tuần tuổi thì tỉ lệ đó là 17%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai con trai có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kì, tiền sản giật và cao huyết áp hơn so với các mẹ mang thai con gái.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ đơn thuần mang tính chất tham khảo. Bởi việc mang thai là sự kiện trọng đại của người phụ nữ, sinh con trai hay sinh con gái đều là món quà vô cùng quý giá đối với chính bản thân người mẹ. Điều quan trọng nhất đối với các bà mẹ mang thai đó chính là đảm bảo chế độ ăn uống tốt và lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, giữ gìn sức khỏe để vượt cạn an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguồn: Parent, WebMD

Previous
Next Post »
Thanks for your comment