Có một nguyên lý đơn giản là phải có "thủ thuật" thì mới bán được hàng. Vậy nên các cửa hàng quần áo thời trang đều phải áp dụng những "mánh khóe" để thu hút thật nhiều sự chú ý của khách hàng đồng thời bán được nhiều sản phẩm. Vậy là chị em cứ đua nhau bỏ tiền túi ra sắm thật nhiều quần áo để rồi cuối cùng giá trị sử dụng của chúng cũng chỉ bằng 0. Dù là người mua sắm nhiều hay ít, chị em cũng nên nắm rõ nhưng chiêu trò của các cửa hàng để chi tiêu cho thật hợp lý, tránh trường hợp "tiền mất, tật mang".
1. Bán hàng giảm giá có lợi cho cửa hàng, không phải cho khách hàng
Hôm nay đi làm về, chị em thấy cửa hàng quần áo ghi biển giảm giá đến 70%, liền lao vào mua đến cả vài chiếc quần áo. Đến khi ra về, chị em vẫn mừng thầm vì mua được đồ rẻ mà đẹp. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều "mánh khóe" bán hàng của cửa hàng.
Thứ nhất, cửa hàng đó đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì thực tế, bạn không định mua nhưng vì không chống lại được sự cám dỗ mang tên "giảm giá sốc" nên lại mua.
Thứ hai, đôi khi đó không phải là giảm giá thật sự vì họ có thể đẩy giá lên cao sau đó ghi biển "giảm giá" để thu hút khách hàng.
Thứ ba, cửa hàng có thể treo biển giảm giá tới 70%, nhưng chỉ một món đồ nào đó giảm tới giá như vậy, số còn lại giảm không quá 10%.
2. Cùng một cỡ nhưng kích thước quần áo có thể khác nhau tùy vào thương hiệu
Mỗi nhà sản xuất có cách đo kích thước khác nhau. Do đó, bạn có thể mặc vừa chiếc váy cỡ nhỏ ở một hàng, nhưng lại không thể chui nổi vào một chiếc cỡ to của một thương hiệu khác.
3. Sản phẩm của nhà thiết kế nổi tiếng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng
Đôi khi, một số cửa hàng thời trang lớn có thương hiệu thường đặt hàng các nhà thiết kế nổi tiếng để thiết kế mẫu riêng. Mục tiêu của họ là để khách hàng trả thêm nhiều tiền cho mặt hàng độc quyền. Tuy nhiên, điều khác biệt duy nhất là đồ thiết kế có giới hạn về số lượng, còn chất lượng thì chưa chắc đã hơn các sản phẩm khác.
4. Đồ giảm giá thường để lộn xộn
Đã bao giờ bạn để ý chi tiết rằng tất cả các mặt hàng trong cửa hàng quần áo đều được treo lên móc gọn gàng hoặc gấp cẩn thận còn đồ giảm giá thì đổ đống lộn xộn? Điều này nhằm mục đích "đánh vào tâm lý khách hàng" rằng họ đã tìm được món đồ xịn trong mớ hỗn độn kia và quyết định mua ngay lập tức.
5. Hoá chất độc hại được sử dụng trong sản xuất đồ may mặc
Ngay cả khi một món đồ được dán nhãn "100% nguyên liệu tự nhiên" vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Việc sản xuất đồ may mặc luôn có liên quan đến hoá chất, và bạn sẽ không thể phát hiện được nếu không đem đi kiểm định trong phòng thí nghiệm. Nhà sản xuất sử dụng một số loại hoá chất để giữ màu sắc, chất liệu vải, hoặc để giữ cho đồ không bị nấm mốc, côn trùng cắn.
Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy luôn giặt đồ trước khi mặc để làm giảm lượng hoá chất độc hại, hoặc tránh bị lây nhiễm từ người thử đồ trước bạn.
5. Vải sợi tổng hợp cũng có giá tương tự như chất liệu sợi tự nhiên
Các nhà sản xuất thường tăng giá các mặt hàng vải sợi tổng hợp, để khách hàng sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để chọn mua vải sợi tự nhiên. Bởi ai cũng nghĩ rằng đồ vải sợi bông hoặc len không quá đắt so với vải sợi tổng hợp và sẽ mua luôn mà không cần phải đắn đo, suy nghĩ.
6. Hàng kém chất lượng
Giờ đây, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng thời trang có chất lượng kém như: đường chỉ xấu, in kém chất lượng, chất liệu rẻ tiền... Đây là ý đồ của các nhà sản xuất để quần áo nhanh hỏng và chúng ta buộc phải mua thường xuyên hơn.
7. Xu hướng thời trang thay đổi từng tuần
Giờ đây, khi nói về thời trang, người ta không còn phân biệt 2 mùa xuân - hè và thu - đông nữa. Các nhà sản xuất quần áo thời nay đã chiếm lĩnh xu hướng mới, họ cố tình cho ra những mẫu mới theo từng tuần. Vậy là khách hàng buộc phải rút tiền ra mua đồ mới cho kịp mốt dù đồ cũ "vẫn còn tốt chán".
(Nguồn: BS)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon