Lisa nghĩ việc chụp ảnh khi sinh sẽ giúp cô giữ bình tĩnh và phân tâm khỏi cơn đau. “Tôi không biết mình có thể chụp ảnh hay không, tuy rằng rất quyết tâm,” cô thừa nhận. Nhưng cuối cùng, cô đã làm được việc mô tả lại bước ngoặt đời mình, bằng cả hình lẫn tiếng:
“Tôi đã cảm thấy những cơn co thắt thỉnh thoảng diễn ra từ một tuần trước, rồi đến 3 giờ sáng thì vỡ ối. Chúng tôi gom đồ đạc, máy ảnh, rồi lên xe vào viện - thật may là không quá xa. Khi đến nơi, tôi run rẩy theo mỗi cơn co thắt, và đã có lúc nghĩ rằng, Mình không thể làm được! Giữa những cơn co thắt, tôi lại có thể chụp hình những thứ xung quanh, kiểu như các ống truyền, các loại máy móc, nhưng trong tâm trạng rất căng thẳng.
… và phần bởi vì chồng tôi đã động viên, khuyến khích rất nhiều.
Tôi đã hỏi bác sỹ trước rằng liệu có vấn đề gì không nếu tôi chụp ảnh lại ca sinh của mình. Bác sỹ đồng ý, nhưng đến lúc bước vào phòng và thấy tôi thật sự đang lăm lăm máy ảnh, tôi nghĩ ông ấy cũng bất ngờ.
Khi sẵn sàng rặn, tôi cũng đưa tay máy lên sẵn sàng. Tôi không biết có thể chụp lại được khoảnh khắc ấy hay không và ảnh có nét nổi hay không. Nhưng việc này giúp tôi tập trung.
Nói thật tôi cũng lo lắng rằng nếu mải lo chụp ảnh, tôi sẽ không thật sự sống trong khoảnh khắc này. Nhưng tôi hoàn toàn hiện diện ở đó khi con mình ra đời. Khi nhìn lại những bức ảnh này, tôi có thể nhớ chính xác mình cảm thấy ra sao, tôi có thể sống lại khoảnh khắc đó!
Lần đầu được gặp con gái, chồng tôi khóc, vì quá hạnh phúc.
(Ảnh: Lisa Robinson-Ward)
Tôi biết rằng mình may mắn, vì đã chuyển dạ và sinh nở khá dễ dàng.
Con gái tôi cũng rất ngoan, là một đứa trẻ vui vẻ. Chúng tôi lập tức được tiếp xúc da, và tôi cho con bú ngay.
Và đây là tấm ảnh do chính mẹ tôi chụp, tôi đưa bà máy ảnh ngay khi được ôm Anora vào lòng.
Theo huffingtonpost
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon