Tháng 5/2006, cả thế giới đã phải giật mình khi một ngọn núi lửa tại Indonesia phun trào. Nguyên do là vì đó là vụ phun trào bẩn và đáng ghê sợ nhất trong lịch sử.
Ngọn núi có tên Lusi, thuộc đảo Java của Indonesia. Thứ nó phun ra không phải dung nham, mà là một dạng bùn trộn lưu huỳnh siêu bẩn. Vào thời điểm đỉnh cao tháng 9/2006, Lusi đã tung ra lượng bùn đủ bùn để lấp đầy 72 bể bơi Olympic mỗi ngày - lên đến 180.000 mét khối.
Phần lớn bùn giờ đây đã cứng lại, nhưng vụ phun trào này đã bao phủ một khu vực rộng gấp đôi diện tích công viên trung tâm New York, khiến gần 60.000 người Indonesia bị buộc phải di dời nhà cửa khỏi khu vực này để tránh những cơn sóng bùn lầy cao tới 40m.
Trong 11 năm liên tiếp, ngọn núi Lusi liên tục phun trào ra bùn.
Vụ phun trào núi lửa Lusi đã làm "bùng nổ bùn" trên đảo Java từ tháng 5/2006 cho đến tận nay và giờ các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân đằng sau nó.
Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng mặt đất bên dưới núi Lusi có một hệ thống những mỏ dung nham liên kết với một hệ thống núi lửa gần đó, nhiệt độ đã nung các trầm tích dưới lòng đất và phun trào bùn, nước và đá ra ngoài không khí.
Một trong số các nhà nghiên cứu, Adriano Mazzini thuộc Đại học Oslo ở Na Uy cho biết: "Chúng tôi đã có bằng chứng rõ ràng chứng minh hai hệ thống này có mối liên hệ chặt chẽ để tạo nên vụ phun trào bùn liên tục trong suốt 11 năm. Nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy rằng toàn bộ hệ thống đã có ở đó, tất cả mọi thứ đã đều ngập đầy và quá trình phun trào đã diễn ra".
Lớp bùn cũ giờ đã khô lại nhưng núi Lusi sẽ còn tiếp tục phun trào bùn trong nhiều năm tới.
Lusi thực chất không phải một ngọn núi lửa đúng nghĩa. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra vụ phun trào bùn là sự kết hợp của khí ga và dung nham, nhưng trước đây không ai chắc chắn đã chứng minh được mối liên hệ của vụ phun trào Lusi với phức hợp dãy núi lửa Arjuno-Welirang ở gần đó.
Sử dụng máy đo địa chấn để tạo ra một bản đồ 3D dưới mặt đất Java, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một đường hầm và một loạt các lỗ thông hơi dài 6km, kết nối một mỏ nham thạch tại Arjuno-Welirang đến bồn trũng trầm tích trực tiếp bên dưới núi Lusi. Điều đó đủ để bơm dung nham thiêu đốt và các chất lỏng thuỷ nhiệt khác vào vị trí Lusi, gây ra các phản ứng nổ gây ra bởi sự gia tăng áp suất khí.
Mazzini nói: "Chỉ cần có tác động và áp lực, việc phun trào sẽ diễn ra".
Bùn ngập đến tận mái nhà.
Đến nay, khu vực này vẫn tiếp tục phun trào đủ bùn đủ lấp đầy 32 bể bơi Olympic mỗi ngày. Các nhà khoa học ước tính rằng ngọn núi mới chỉ phun trào hết nửa số bùn nó có. Do nguồn trầm tích bên dưới vẫn đang bị nung nóng, Lusi sẽ tiếp tục phun trào trong nhiều năm nữa.
Từ nghiên cứu về hoạt động của vụ phun trào bùn trên đảo, các nhà khoa học có thể khám phá thêm những hệ thống núi lửa khác tiến hóa dưới lòng đất.
(Nguồn: Science alert)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon