Mắc bệnh phì đại tuyến vú, người phụ nữ 31 tuổi mang bộ ngực chảy đến bẹn
Khoa Ung bướu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có bộ ngực chảy sệ bất thường. Bệnh nhân là chị Hà Thị T, 31 tuổi, người dân tộc Mường (Tân Sơn, Phú Thọ).
Theo lời chị T, chị lấy chồng năm 18 tuổi, sau một năm thì sinh hạ con gái đầu lòng và cả 2 mẹ con để khỏe mạnh, bình thường. Từ giữa năm 2016, khi đang mang thai đứa con thứ 2, chị thấy ngực to nhanh bất thường.
Chị T bị phì đại tuyến vú với hình ảnh bộ ngực chảy sệ đến quá bẹn. (Ảnh: Vietnamnet)
Ban đầu, chị T nghĩ là do mang thai, nào ngờ một thời gian sau đó, bộ ngực của chị tiếp tục phát triển, ngày càng chảy sệ và kèm theo đau đớn. Sinh con xong, bộ ngực vẫn tiếp tục phát triển, đau tăng dần mà lại không có sữa.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng bỏ từ khi biết chị mắc bệnh, chị T cố gắng chịu đựng sống qua ngày đoạn tháng. Chỉ đến khi ngực chảy sệ đến quá bẹn khiến chị sinh hoạt, lao động khó khăn nên mới đến bệnh viện kiểm tra.
Qua thăm khám, các bác sĩ tại BV đa khoa tỉnh Phú Thọ xác định chị T bị phì đại tuyến vú. Hiện tại, bệnh viện vẫn đang tiến hành làm các xét nghiệm trước khi tiến hành làm hội chẩn đưa ra phương án.
Phì đại tuyến vú thực tế không phải là căn bệnh quá mới lạ. Mới đây, khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) cũng tiến hành điều trị thu gọn vú cho nữ bệnh nhân 30 tuổi (Hải Dương) có ngực chảy sệ đến 55 cm, nặng hơn 4 kg.
Phì đại tuyến vú thực tế không phải là căn bệnh quá mới lạ.
GS.TS Trần Thiết Sơn (Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết, khoa vẫn tiến hành nâng, thu gọn tuyến vú cho nhiều ca bị sa trễ sau sinh nở. Tuy nhiên, trường hợp như bệnh nhân T, sa trễ đến hơn nửa mét do mắc phì đại tuyến vú thì quả thực rất hiếm gặp.
Cảnh giác bệnh phì đại tuyến vú do thay đổi hormones sau sinh
Theo Webmd, phì đại tuyến vú là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp ở các mô liên kết vú trở nên quá lớn. Phì đại tuyến vú có thể được gây ra bởi sự gia tăng độ nhạy ở các mô từ một số hormone như hormone tăng cường ham muốn tình dục ở nữ giới, prolactin (PRL) và các yếu tố tăng trưởng. Phì đại tuyến vú hoàn toàn lành tính, có thể xảy ra ở một bên vú hoặc cả hai bên. Căn bệnh lần đầu tiên được khoa học mô tả vào năm 1648.
Phì đại tuyến vú có thể được gây ra bởi sự gia tăng độ nhạy ở các mô từ một số hormone như hormone tăng cường ham muốn tình dục ở nữ giới.
Phì đại tuyến vú thường do nhiều yếu tố tự phát, liên quan đến béo phì, mất cân bằng nội tiết. Trường hợp hiếm gặp hơn là phì đại tuyến vú trong giai đoạn vị thành niên. Mặc dù các triệu chứng của chứng phì đại tuyến vú ngày càng nặng nhưng tại Mỹ, rất nhiều phụ huynh không muốn tiến hành phẫu thuật thu nhỏ vú cho con em mình. Thực tế thì thu nhỏ vú ở trẻ vị thành niên mắc chứng phì đại tuyến vú rất an toàn và hiệu quả, thậm chí là cách duy nhất để tăng giao tiếp xã hội, thoải mái tâm lý và thể chất ở trẻ vị thành niên.
Ngoài ra, phì đại tuyến vú ngày càng nặng nề cũng khiến bạn bị đau cổ, đau lưng hoặc nhiều triệu chứng khác do áp lực nặng nề của bộ ngực. Lúc này phẫu thuật thu nhỏ vú là điều cần thiết.
GS Sơn cũng khẳng định, căn bệnh này rất hiếm gặp, thường xảy ra ở người trưởng thành. "Nguyên nhân của phì đại tuyến vú là do rối loạn hormone, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật tương đối, từ 10-15%", GS Sơn nói.
Để phẫu thuật phì đại tuyến vú, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành phẫu thuật thu gọn có bảo tồn tuyến vú.
Theo ông, ở Việt Nam, chứng phì đại tuyến vú có tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 1/20 so với bệnh nhân thiểu sản tuyến vú (vú không phát triển). Để tiến hành chữa bệnh, thông thường, các bác sĩ sẽ cắt rời tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên trên nhằm tạo hình thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến bệnh nhân mất cảm giác hoàn toàn.
Hiện nay, để phẫu thuật phì đại tuyến vú, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành phẫu thuật thu gọn có bảo tồn tuyến vú. Cuống nuôi sẽ được giữ lại, ống tuyến cũng được giữ lại một phần nên sau khi thu nhỏ, quầng núm vú sẽ có cơ hội sống cao hơn, giảm thiểu tỷ lệ rối loạn cảm giác, chị em vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn. Thành thật chia sẻ về tiền sử bệnh lý của bạn về vòng ngực, đã từng hay chưa từng có khối u ở ngực chưa, hoặc có bất thường nào về sức khỏe ảnh hưởng đến vùng ngực hay không… Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon